Việc đưa cây xanh vào nội thất nhà phố rất quan trọng để hình thành nên các cảnh quan thiên nhiên thu nhỏ cải thiện môi trường ở và điều chỉnh luồng khí. Ngoài những chậu cây thông thường, tiểu cảnh cây xanh có thể được tạo nên từ những cây bonsai được trồng trên đất hay trồng trên đá với 2 kiểu dáng thường được thực hiện như sau:
Ôm đá: Đây là những cây sinh trưởng trên nền đá: trong trường hợp này thì rễ cây mọc dài bao quanh đá xuống tận mặt đất để có thể hút chất dinh dưỡng nuôi sống cây.
Phủ đá: Lá cây mọc trên than bùn hay đất tích trên đá, rễ cây nằm trong lớp bùn hay trong đất. Kiểu này không đòi hỏi rễ cây nằm trong lớp bùn dưới khối đá nhưng lại cần phải đặt trên một cái khay có lót cát ẩm hay có nước.
Khi trồng lại phải dựa theo hai loại phối cảnh khác nhau: Loại thứ nhất: Dùng những loại cây có lá nhỏ, để tạo ra hiệu ứng cảm giác như là cây xa trên núi. Các cây này phải sắp xếp sao cho tự nhiên. Loại thứ hai: Dùng những cây lớn và lá nhỏ. Cây mọc toả rễ ra ôm lấy đá, tạo hiệu ứng cảm giác của cảnh rừng thưa, có thể thực hiện bằng cách dùng những loại cây bụi tiểu hình hoá. Chẳng hạn: trúc lùn trồng ở chân núi đá.
Về đá: Để thực hiện công việc trồng cây trên đá cần dùng những loại đá có bề mặt nhám. Đá nham thạch với những kẽ hốc, khe nứt trên đó rất thích hợp để giữ đất. Kích cỡ của đá phụ thuộc vào tỷ lệ của loại tiểu cảnh, nhưng về tổng thể thì những viên đá lớn thích hợp hơn. Nếu dùng đá nhỏ, đá cuội, có thể trồng cây theo từng nhóm. Những tảng đá nào cao có thể dùng để tạo hình ảnh một vách đứng, với những cây mọc trên đỉnh và vách đứng chọn làm mặt tiền được để trơ trụi. Một viên đá phẳng có nhiều lớp ngang xếp thành tầng có thể dùng để làm khối nền trên đất, rễ cây sẽ mọc dài xuống ở phía sau khối đá; mặt trước thì để trơn, trông như đá không có dính cây. Màu sắc và những vân đá có tầm quan trọng quyết định; vì vậy nên chọn những cây nào thích hợp với đá.
Cách chồng dá: Ngoài việc trồng cây trên đá cũng có nghệ nhân chơi chồng đá (ghép đá), xếp đá cạnh các gốc cây trồng vốn có từ lâu ở Trung Quốc. Tại Huế vườn ngự trong Đại Nội cũng thịnh hành cách chồng đá cạnh gốc đại, phía sau các tường hoặc ở các góc sân. Cũng thường ghép đá với những cây khác, như: tùng, mai, cúc, trúc, lan… để tạo thành các tiểu cảnh; ngụ ý nói lên sự bền vững, kiên cường. Đá ghép với tùng gọi là “thạch tùng”: đá ghép với trúc gọi là thạch trúc”: đá ghép vói mai gọi là thạch mai; ghép với lan gọi là thạch lan; ghép với cúc, gọi là ;thạch cúc.Thạch lan biểu tượng sự trong trắng; thạch cúc biểu tượng lòng son sắt. Như thế tiểu cảnh thể hiện mối quan hệ giữa cây và đá, trong đó, cây là chủ, đá là khách.
Cây có thể trồng trên đá, nhờ đá mà sống; cũng có thể ghép cạnh đá. Đá có thế, cây có dáng; cây và đá dung hoà với nhau cùng một thể. Cái đẹp của tiểu cảnh là cái đẹp chỉnh thể; cây nhờ đá mà xanh tươi, đá nhờ cây mà hùng vĩ. Tỷ lệ giữa đá và cây phải tương xứng, khí thế và dáng điệu phải nhất quán.
Khi tạo tiểu cảnh rừng phải đặc biệt chú ý đến mối quan hệ giữa các thân cây với việc khắc hoạ đường viền tán cây trong quần thể và phải vận dụng quy luật thay đổi, thống nhất để xử lý tốt hàng loạt các mối quan hệ tương phản: giữa hư và thực; giữa thực và rậm; giữa tập trung và rời rạc; giữa to và nhỏ; giữa tranh giành và nhường nhịn… để phối hợp hài hoà trong một thể thống nhất, đồng thời kêt hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp tự nhiên và vẻ đẹp nhân tạo để hình thành tác phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao, tràn đầy cảm xúc.
Tạo tiểu cảnh rừng tức là trồng nhiều cây trong một bồn hoặc chậu cảnh. Nhiều người cho rằng đối với tiểu cảnh rừng nên trồng nhóm cây có số lẻ từ 3 – 5 – 7 – 9. Nhưng trên thực tế, nhóm cây số chẵn cũng rất phù hợp miễn là biết sắp xếp hài hoà và mỗi cây trong quần thể phải thể hiện được vẻ đẹp riêng, đặc biệt là những cây chính để phân biệt chính yếu và thứ yếu, đồng thời vận dụng thủ pháp phát huy điểm mạnh, che tránh điếm yếu, trên nguyên tắc thống nhất trong hài hoà để biểu hiện vẻ đẹp quần thể cũng như vẻ đẹp cá tính của từng cây.
Về mặt hình thái, xuất phát từ việc trồng hai cây trong một bồn cảnh cũng phải phân biệt cao thấp, to nhỏ khác nhau thì tác phẩm mới trở thành một quần thể thống nhất, hài hoà, sinh động. Khi trồng 2 cây thành 1 cụm thì nên 1 cúi, 1 ngẩng, 1 cong 1 thẳng, 1 hưóng trái 1 sang phải, 1 có rễ cao, 1 rễ thấp, 1 đầu bằng 1 đầu nhọn
Cần tư vấn và trực tiếp xem cây tại vườn xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚC LỘC VIÊN-CHI NHÁNH TẠI ĐÀ NẴNG
Cơ sở 1: ĐC - 102 Nguyễn Phước Lan, Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Cơ sở 2: Ngã ba Lê Văn Duyệt - Hồ Hán Thương, Sơn Trà, Đà Nẵng.
Địa chỉ vườn ươm tại Đà Nẵng và Quảng Nam.
- Đường Nguyễn Thị Sáu, Hòa Xuân, thành phố Đà Nẵng.
- Thôn 1, Phú Thọ, Quế Sơn, Quảng Nam
Hotline: 0914 010 007 gặp K.s Duy, hoặc gởi thông tin cần báo giá vào mail.
Mail: phuclocvienjsc@gmail.com, Website: phuclocvienjsc.com